Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Chỉnh răng thẩm mỹ người lớn

Răng mọc lệch, răng khểnh, răng hô móm không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai, tăng nguy cơ mắc các bệnh sâu răng và viêm lợi. Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại, nhiều phương pháp chỉnh răng ra đời giúp sắp xếp lại các răng được đều đặn đồng thời cải thiện nét thẩm mỹ, làm cho khuôn mặt bạn có sự hài hòa và một nụ cười đẹp. Tuy nhiên những băn khoăn về thời gian nắn chỉnh răng là bao lâu? Nắn chỉnh răng ở độ tuổi nào là tốt nhất? Hiện nay có những công nghệ nắn chỉnh răng mới nào ?… được rất nhiều bạn đọc quan tâm.



Trước đây, chỉnh răng hay niềng răng thường chỉ  áp dụng với trẻ em. Ngày nay, nhu cầu này đáp ứng cho cả những khách hàng trên 18 tuổi. Với sự tiến bộ của kỹ thuật nha khoa hiện đại, nắn chỉnh răng ở người trưởng thành ngày càng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.

Với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại như sử dụng mắc cài tự buộc, bác sĩ sử dụng một lực tác động nhẹ,  liên tục và đều đặn để răng di chuyển theo đúng hướng với sự kiểm soát chặt chẽ, giúp bệnh nhân giảm thiểu cảm giác khó chịu cũng như các biến chứng phụ trong chỉnh răng như tụt nướu, tiêu xương, kết quả đạt được sẽ thẩm mỹ và bền vững hơn và niềng răng bao lâu luôn được quan tâm, thời gian điều trị cũng rút ngắn hơn, trung bình khoảng 18-24 tháng.

Mặt khác, các phương pháp nắn chỉnh răng hiện nay hạn chế đến 80% khả năng nhổ răng, nên ít phải “hy sinh” răng thật để chỉnh nha. Nếu nhổ răng không đúng chỉ định sẽ làm khuôn mặt của bạn trông già hơn,  không phù hợp với khuôn mặt dù hàm răng vẫn đều. Vì vậy,  chỉ định nhổ răng trong điều trị chỉnh răng luôn là một quyết định rất quan trọng.


Cũng có nhiều trường hợp các bạn trẻ cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp vì phải mang “niềng răng”. Để khắc phục, các bác sĩ nha khoa đã đưa ra một số giải pháp, mà phổ biến nhất hiện nay là mắc cài sứ, mắc cài ở mặt trong, hoặc chỉnh răng bằng máng tháo lắp như Invisalign.

Mắc cài sứ có ưu điểm có thể  kiểm soát tốt, độ bền không thua kém gì mắc cài kim loại nên được chỉ định nhiều và rộng rãi. Mắc cài mặt trong hoặc sử dụng máng tháo lắp, chỉ định thường hạn chế và chi phí cao hơn khá nhiều.

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp khá phức tạp và thời gian điều trị kéo dài nên không phải cơ sở chỉnh răng nào cũng thực hiện được. Do đó trước khi quyết định chỉnh răng, bạn nên tìm hiểu kỹ các trung tâm nha khoa uy tín và gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn và hiểu rõ hơn về các phương pháp niềng răng.

Nguyên tắc cơ bản khi đeo hàm duy trì chỉnh nha

Hàm duy trì sau chỉnh nha có vai trò rất quan trọng và hàm duy trì sẽ tiếp tục đồng hành với bạn trong một khoảng thời gian tương đối dài sau khi tháo mắc cài. Việc đeo hàm duy trì sau chỉnh nha cũng quan trọng không kém việc đeo khí cụ chỉnh nha. Vì vậy để đảm bảo an toàn và bảo toàn được hiệu quả đạt được sau chỉnh nha tại cáctrung tâm nha khoa thì bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản khi đeo hàm duy trì chỉnh nha.
Những nguyên tắc cơ bản khi đeo hàm duy trì chỉnh nha
– Tuân thủ theo đúng thời gian đeo hàm duy trì: Tuân thủ theo đúng thời gian mang hàm duy trì sau chỉnh nha là một trong những nguyên tắc cơ bản khi đeo hàm duy trì chỉnh nha. Trong thời gian đầu khi bắt đầu đeo hàm duy trì thì bạn cần phải đeo hàm duy trì chỉnh nha 24/24 và không được tháo ra. Thời gian này có thể kéo dài từ 3 tới 4 tuần tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Sau khoảng thời gian này thì bạn không nhất thiết phải đeo hàm duy trì 24/24 giờ nữa. Thời gian càng về sau thì bạn càng ít phải đeo hàm duy trì hơn và có thể tháo rời ra bất cứ lúc nào và đeo lại bất cứ khi nào mình muốn. Không đeo hàm duy trì hoặc lười đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài có thể khiến răng bị xô lệch về vị trí cũ, làm mất tác dụng của quá trình niềng răng trước đó.Nguyên tắc cơ bản khi đeo hàm duy trì chỉnh nha
– Tuân thủ đúng kỹ thuật tháo lắp hàm: Việc tháo lắp hàm duy trì cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu bạn sử dụng loại hàm gắn, vít cố định vào răng thì chỉ bác sĩ chỉnh nha mới có thể giúp bạn tháo ra lắp vào. Còn nếu bạn sử dụng loại khí cụ duy trì lưu động thì bạn có thể tháo chúng ra bất cứ khi nào muốn nhưng với điều kiện là phải thực hiện nhẹ nhàng và đúng theo từng thao tác.
– Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ và đúng cách: Mỗi khi tháo rời khí cụ duy trì ra bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ và cất vào hộp đựng và để gọn gàng tránh cho tình trạng vi khuẩn tấn công hoặc rơi vỡ. Vì chi phí cho mỗi hàm duy trì sau niềng răng tương đối cao vì thế bạn cần phải gìn giữ thật.
Xem thêm: Địa chỉ cay ghep implant tốt
– Tái khám đúng hẹn: Còn đeo hàm duy trì chỉnh nha có nghĩa là bạn vẫn chưa kết thức quá trình điều trị nắn chỉnh hình răng miệng. Và vẫn cần phải được theo dõi thường xuyên. Vì thế bạn cần phải tới tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra cũng như chắc chắn rằng khuôn miệng bạn không có vấn đề bất trắc gì xảy ra.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Điều cần biết khi trám răng

Trám răng hay hàn răng là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa và điều trị sâu răng. Hiểu một cách đơn giản là dùng các vật liệu đặc biệt để hồi phục hình dáng và chức năng của răng. Với công nghệ hiện đại của y nha khoa hiện nay kỹ thuật trám răng có rất nhiều loại, thông dụng nhất trám bít hố rãnh, trám thẩm mỹ, trám Amalgam và trám đúc.
Trám răng thường sử dụng trong các trường hợp nào ?
tram rang
– Sâu răng: các lỗ hổng của răng sâu sẽ được các vật liệu trám bịt kín, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
– Chấn thương: trong các trường hợp răng gẫy hoặc vỡ do chấn thương ngoài trong rang thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
– Mòn răng: Khi lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn có thể do đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, làm lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
– Nhu cầu thẩm mỹ: ví dụ như răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.
Quy trình trám răng cơ bản
Trước tiên có thể Nha sĩ sẽ gây tê nếu cần, sau đó làm sạch những vụn thức ăn, mảng bám và tổ chức ngà sâu trong lỗ sâu, Nha sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và trám răng.
Có 2 cách để thực hiện một miếng trám :
– Trám trực tiếp: ngay sau khi tạo xoang, vật liệu trám được trám trực tiếp trên răng. Miếng trám bằng Amalgam, các loại trám thẩm mỹ giống màu răng thường được trám trực tiếp trên răng và thường có thể hoàn thành trong một buổi hẹn.
– Trám gián tiếp: Sau khi tạo hình xoang trám Bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đổ mẫu hàm và gửi đến labo. Các kỹ thuật viên tại labo sẽ điêu khắc và làm ra miếng trám một cách thật chính xác. Sau đó ở lần hẹn kế tiếp bác sĩ sẽ thử và gắn miếng trám vào răng bằng vật liệu dán dính. Phương pháp này thường mất tối thiểu là 2 buổi hẹn hoặc hơn. Các loại onlay, inlay bằng kim loại, vàng, composite hoặc sứ áp dụng cho phương pháp này.
Về chi phí trám răng thì sao ?
Chi phí trám răng thẫm mỹ thông thường dao động từ 200.000- 300.000/ răng.
Trong trường hợp răng bị sâu quá nhiều, phải chữa tủy thì chi phí sẽ dao động từ: 500.000 – 1.000.000/ răng.
Thông qua những chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn giải tỏa được thắc mắc về trám răng – hàn răng ? Hãy đến trực tiếp nha khoa chúng tôi để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là một trong những kỹ thuật nha khoa khác biệt hoàn toàn với tất cả các phương pháp nha khoa khác. Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài chi phối mạnh mẽ đến kết quả và giá trị của chỉnh nha đối với sức khỏe răng miệng và nụ cười của bệnh nhân.
Đặc trưng của niềng răng mắc cài
– Về mặt kỹ thuật, cơ chế tác động của niềng răng khác hoàn toàn trám răng, bọc răng hay điều trị tủy,… Niềng răng chỉ tạo ra sự “di chuyển” cho răng chứ không hề xâm lấn răng theo cách này hay cách khác như các phương pháp khác.Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng không hề xâm lấn răng mà chỉ khiến răng di chuyển
– Sự dịch chuyển này tạo ra bởi lực kéo cơ học của dây thun mà không gây đau đớn như tác động phổ biến của các lực cơ học vẫn tạo ra. Từ đầu đến cuối quy trình niềng răng, răng chỉ phải chịu lực kéo, cho đến bao giờ di chuyển được về vị trí đã được xác định là thẩm mỹ nhất trên cung hàm.
– Nếu các phương pháp nha khoa phổ biến chỉ tác động đến răng, thì kỹ thuật niềng răng tác động đến cả những thay đổi của xương hàm. Các răng phải di chuyển phối hợp hài hòa với nhau, cho đến khi nào trật tự sắp xếp giữa chúng là ổn nhất mới đạt yêu cầu, hoàn toàn không phải là sự di dịch riêng lẻ của các răng. Đây là kỹ năng đặc biệt khó vì bác sĩ phải hiểu được mật độ xương, thời gian ổn định cấu trúc giữa các giai đoạn tạo lực kéo.– Trong các bước niềng răng mắc cài, có thể phải kết hợp thêm các kỹ thuật nha khoa khác như ghép mini Implant, nhổ răng. Đặc biệt là phải có sự phối hợp thường xuyên của bệnh nhân với bác sĩ mới có thể tạo ra hiệu quả niềng răng cao nhất.
Các bước của quy trình niềng răng mắc cài
Một cách chung nhất, niềng răng mắc cài đối với các trường hợp phải trải qua các bước sau:
– Khám và chụp phim CT: Chụp CT là một quy trình bắt buộc trong niềng răng. Bởi chỉ khi có phim chụp đầy đủ, bác sĩ mới nắm được tình trạng toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm,… Từ đó mới có thể nhận định được tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Bởi các giai đoạn niềng răng không thể áp chung cho tất cả các trường hợp về độ dài thời gian.
– Vệ sinh răng miệng: Đây là thao tác sửa soạn cho việc đeo mắc cài. Các răng cần được làm sạch, vì sau đeo mắc cài việc vệ sinh răng miệng khó khăn, vì thế cần hạn chế tối đa những chất bẩn tồn đọng lại trong miệng, tránh cho việc sau khi niềng răng xong lại mắc các vấn đề về răng miệng khác.– Tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng: Các mẫu răng này chính là cơ sở để chế tạo mắc cài tương ứng, giúp đảm bảo chính xác cho các đeo mắc cài lên răng thật.
– Thiết kế mắc cài là công đoạn quan trọng dựa trên cơ sở đo đạc dấu thạch cao và phim chụp của bệnh nhân, để mắc cài phù hợp với các bước niềng răng theo từng giai thay đổi và dịch chuyển của răng trên cung hàm.
– Bác sĩ sẽ trực tiếp gắn mắc cài cho bệnh nhân, đeo dây cung và chỉ định các thun liên hàm phù hợp.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Điều trị vẩu bằng niềng răng mắc cài cố định

Hàm răng hô vẩu không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn làm sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng do khớp cắn sai lệch làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Để khắc phục nhược điểm này, một giải pháp cụ thể, an toàn và thẩm mỹ được nhiều người áp dụng hiện nay là điều trị vẩu bằng niềng răng mắc cài cố định tại các nha khoa tham my.
Nguyên nhân răng hô, vẩu
Răng hô vẩu là hiện tượng hai hàm phát triển không cân đối và hàm phía trên phát triển quá mức so với hàm phía dưới, đồng thời hàm trên bị chìa ra nhiều nên việc ngậm miệng sẽ khó khăn hơn. Răng hô vẩu là do các yếu tố sau:
– Những thói quen từ nhỏ sẽ khiến khớp cắn bị sai lệch, và dẫn đến hàm trên bị vẩu rất nhanh, các thói quen đó là đẩy lưỡi, mút môi, mút tay…Điều trị vẩu bằng niềng răng mắc cài cố định
– Nhiều trẻ thường có thói quen ngậm vú giả lâu ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến răng sai lệch, và có nguy cơ hình thành răng vẩu
– Do di truyền, khi bố mẹ bị hô vẩu thì con cái cũng bị ảnh hưởng theo. Biểu hiện chính là răng mọc lộn xộn, kích thước không đồng đều
– Việc chăm sóc răng ở giai đoạn tuổi còn nhỏ không được chú ý nên gặp phải các bệnh về răng, nhất là sâu răng và viêm lợi, dẫn đến phải nhổ răng. Răng sữa mất sớm nhưng răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên khiến các răng bị xô lệch qua về từ đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
Điều trị vẩu bằng niềng răng mắc cài cố định
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị vẩu như giải phẫu thẩm mỹ, niềng răng. Tuy nhiên do đòi hỏi kỹ thuật cao và tốn khá nhiều chi phí nên nhiều khách hàng còn ngại ngùng với biện pháp giải phẫu. Do vậy niềng răng vẫn là giải pháp được ưu tiên lựa chọn hơn cả.
Niềng răng mắc cài xuất hiện khá lâu và ngày càng được cải tiến đáng kể. Niềng răng không những giúp khuôn mặt của bạn hoàn thiện hơn mà còn giúp bạn giảm những biến chứng về răng miệng và hạn chế thức ăn bị giắt vào các khe hở của răng.
Hiện nay niềng răng mắc cài có các loại như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong hay mắc cài tự buộc. Nhờ chi phí thấp nhưng hiệu quả cao mà niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài thép được khá nhiều người trưởng thành sử dụng. Phương pháp này phù hợp với những người răng bị lệch lạc quá mức, hô vẩu quá nhiều phức tạp khó chữa. Khi gắn mắc cài những ngày đầu tiên bạn sẽ có cảm giác ê buốt là điều bình thường nhưng cảm giác đó sẽ biến mất sau vài ngày và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gian sử dụng.

Niềng răng không mắc cài Clear Aligner có tốt không?

Niềng răng chỉnh nha là một dịch vụ phổ biến trong nha khoa hiện đại, không tác động vào răng như trám răng, bọc răng hay điều trị tủy, kỹ thuật này chủ yếu tạo ra sự dịch chuyển cho răng, đưa răng về vị trí cần thiết, và mục đích cuối cùng là giá trị thẩm mỹ và sự cân đối, mà vẫn đảm bảo độ an toàn. Trong các phương pháp niềng răng thì niềng răng không mắc cài Clear Aligner là một phương pháp rất được ưa chuộng. Vậy niềng răng không mắc cài Clear Aligner có tốt không?



Cho tới nay nhiều nghiên cứu đã thống kê được hơn 1,5 triệu khách hàng trên thế giới đã lựa chọn và sử dụng niềng răng không mắc cài Clear Aligner. Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp này được yêu thích đến thế. Chúng xuất phát từ ưu điểm không gây bất tiện, không gây đau trong suốt quá trình niềng răng của niềng răng Clear Aligner.

Không phải ngẫu nhiên mà niềng răng không mắc cài Clear Aligner được ưa chuộng
Đặc trưng của niềng răng Clear Aligner là những khay trong suốt được thiết kế nhỏ gọn và chế tác bằng kỹ thuật hiện đại, với chất liệu an toàn, thân thiện với cơ thể con người nên không gây kích ứng, không gây tổn thương, không xâm lấn mô, không ảnh hưởng cơ xương, không gây đau trong quá trình điều trị. Thiết kế này tiện lợi hơn nhiều so với mắc cài kim loại, vốn cồng kềnh, dựa vào những chất liệu kim loại và sử dụng dây cung đàn hồi giữ khung, tác động lực rất mạnh, nên sẽ gây cảm giác đau nhức, khó chịu thời gian đầu sử dụng.

Hệ thống khay niềng an toàn, không gây đau trong quá trình niềng răng
Ưu điểm của niềng răng Clear Aligner, không chỉ nằm ở thiết kế, mà còn nằm ở cảm giác thoải mái, không bất tiện hay gây đau khi ăn nhai. Bởi vì loại mắc cài này có thể tháo lắp tiện lợi khi ăn, bạn có thể ăn những món ăn yêu thích mà không phải lo ngại về việc thức ăn giắt vào mắc cài.
Việc vệ sinh răng miệng cũng không còn gặp khó khăn như niềng răng kim loại bởi bạn có thể tháo khay để chải răng, sử dụng chỉ nha khoa nhờ đó bạn dễ dàng phòng tránh được các bệnh về răng miệng rất dễ gặp nếu niềng răng bằng mắc cài thông thường.

Xem thêm: >> invisalign gia bao nhieu

Sử dụng khay niềng răng Clear Aligner, răng bạn sẽ chịu một lực di chuyển từ 0,3 đến 0,6mm ở mỗi lần đặt khay, việc thay khay diễn ra liên tục 2 tuần 1 lần trong khoảng thời gian 12 – 24 tháng, theo đó trung bình bạn sẽ mang tổng cộng từ 20 – 45 bộ khay tùy thuộc vào mức độ di chuyển của hàm. Vì những tác động lực này diễn ra rất nhẹ khiến bạn khó có thể cảm thấy, không có cảm giác bất tiện hay đau đớn nên bạn hết sức cần lưu ý rằng, việc điều trị chỉ đạt hiệu quả như ý nếu bạn mang khay đủ thời gian quy định từ 20 – 22 giờ mỗi ngày.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Tác động của răng xấu tới sức khỏe

Một hàm răng không đều và bị mất không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây nên khó khăn trong việc nhai, xé thức ăn, vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều rắc rối. Ngoài ra nó còn gây ra đau dạ dày và viêm amidan… Bạn đã biết hết những tác động của răng xấu tới sức khỏe con người.

Ở các nước phát triển tình trạng răng mọc ngược hoặc lệch điều được coi là bệnh lý, còn ở Việt Nam những tình trọng đó là bệnh liên quan tới thẩm mỹ. Việt Nam có tới 90% trẻ em mắc các bệnh về răng miệng.
Răng mọc không đều vì cung hàm nhỏ hay răng quá lớn, răng mọc chen chúc dẫn tới việc nhai kém và làm cho nụ cười không đẹp. Các bệnh lý về khớp hàm, hàm răng không ổn định, men răng dễ vỡ, hàm răng mòn… đều là bệnh răng miệng cần phải chữa trị.
rang xau

– Sai khớp cắn: Răng mọc sai lệch ít nhiều sẽ khiến khớp cắn bị sai khác. Như trường hợp hàm hô, móm thì 2 hàm trên dưới khó có thể đối xứng với nhau, trường hợp răng mọc lộn xộn thì 2 hàm lại khó chạm khít vào nhau.
Xem thêm: >> implant giá bao nhiêu

Gây áp lực cho quai hàm
– Gây áp lực cho quai hàm: Nhiều người thường có hàm răng trên hoặc hàm dưới hơi bị hô quá nhiều về phía trước. Cả hai điều này đều có thể có hại cho hàm răng và dẫn đến căng thẳng trong quai hàm, khiến bạn khó khăn trong các hoạt động nhai, cắn. Thậm chí bạn có thể bị cắn vào bên trong các mô ở bên kia hàm. Điều này cũng có thể gây tổn hại xương.
– Cản trở quá trình nhai, cắn: Răng cong hoặc lệch có thể gây khó khăn cho quá trình cắn và nhai các thực phẩm. Khi răng đang khấp khểnh, nhô ra, bạn có thể không cắn hay nhai thức ăn một cách chính xác và bình thường được. Điều này có thể dẫn đến các các tổn thương lớn ở hàm và thậm chí gây ra đau đầu, đau lưng, thậm chí có thể dẫn đến rối loạn dạ dày.

Cản trở quá trình ăn nhai thức ăn
– Tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng: Với những trường hợp răng mọc lộn xộn thì những chiếc răng bị che khuất sẽ tạo nên nhưng khe răng làm thức ăn dễ bị dắt vào trong này, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành và tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.
– Ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ: Việc răng mọc một cách “không tổ chức”, lộn xộn khiến hầu như sự tự tin của con người giảm sút. Một khuôn mặt sẽ không thể nào gây được thiện cảm với một hàm răng cái chìa, cái vẩy hoặc hô, móm.

Hiện nay, bệnh lý răng miệng thường gặp nhất là răng mọc không đều, thò ra thụt vào. Ở bệnh lý này người ta thường phải chỉnh răng theo hai cách: Chỉnh răng cấp cứu và chỉnh từ từ.
– Chỉnh răng cấp cứu là chỉnh nha đối với những bệnh liên quan tới khớp cắn ngược, đây là bệnh liên quan tới cấu tạo của hàm và cần phải chỉnh ngay hoặc đợi răng thay xong mới chỉnh.
– Chỉnh răng từ từ là chỉnh những răng sai lệch, mọc mọc lung tung, không vào hàng với nhau tránh làm mất răng và phải trong rang implant sau này.

Việc chỉnh răng cần thực hiện đúng, cẩn thận nếu không răng sẽ bị hỏng, chân răng lỏng dễ rụng. Có nhiều trường hợp chỉnh răng sai khiến cho răng chết tủy, đổi màu, hàm răng tê buốt và không thể khôi phục lại được như ban đầu.
Với các cháu bé phải kẹp hàm, do các răng của trẻ còn non, phải di chuyển hết sức chậm chạp, nắn lệch vẹo nhiều lần. Về lứa tuổi chỉnh răng tốt nhất, theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ – AAO, chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc, ở lứa tuổi 10 – 12 tuổi. Trẻ ở tuổi này xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp.
Tuy nhiên, để việc chỉnh răng được chính xác, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám răng 3 – 6 tháng/lần (kể từ khi đã có răng cửa). Với một số trường hợp sẽ được giải quyết sớm, không cần phải chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Niềng răng trong suốt

Sở hữu một hàm răng đều và đẹp là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thể tự tin trong giao tiếp và thành công trong cuộc sống. Tuy vậy, không phải ai sinh ra cũng may mắn có một hàm răng đẹp như mình mong muốn. Và phương pháp niềng răng ra đời đã khắc phục được những khuyết điểm đó.
nieng rang co tot khong
Áp dụng khoa công nghệ hiện đại trong nha khoa, các phương pháp niềng răng ngày càng được cải tiến hơn và mang lại hiệu quả hơn. Niềng răng trong suốt chính là giải pháp tiên tiến nhất trong việc nắn chỉnh phục hình răng hiện nay trong nha khoa. Vậy niềng răng trong suốt là gì? Có Hiệu quả như thế nào và ưu điểm vượt trội gì so với các phương pháp niềng răng thông thường?
Niềng răng trong suốt là giải pháp chỉnh sửa răng, sử dụng một loạt khay trong suốt, dễ dàng tháo lắp tùy lúc. Giúp bạn trong suốt quá trình điều trị thoải mái và dễ dàng mà không cần dùng đến mắc cài hay dây cung như trước nữa. Giải pháp này rất phù hợp với những bệnh nhân ở xa, vừa tiện lợi vừa đạt thẩm mỹ tối đa. Hạn chế tình huống sút mắc cài, bung thun hay dư dây cung…
Tại Nha khoa Đăng Lưu chúng tôi có 2 phương pháp niềng răng trong suốt: nieng rang invisalign và Clear Aligner. Cả 2 phương pháp này đều có điểm chung là sử dụng hàng loạt khay trong suốt và hiệu quả của nó mang lại đều tương tự nhau.
Tháo lắp linh hoạt tùy lúc: Mặc dù đang niềng răng nhưng bạn có thể tháo rời tùy lúc để thưởng thức những món ăn ưa thích mà không sợ vướng víu như mắc cài, chải răng sạch sẽ cũng như dùng chỉ nha khoa tránh được nguy cơ sâu răng.
Trong suốt, thẩm mỹ tuyệt vời: Thoải mái giao tiếp, hầu như không ai biết được bạn đang mang niềng răng. Vì thế, bạn không phải e ngại vì mắc cài và có thể cười thoải mái trong suốt quá trình điều trị.
Hiệu quả, tùy chỉnh: Sau 2 tuần, bệnh nhân sẽ thay máng một lần, răng sẽ di chuyển dần đến khi bạn có nụ cười mong muốn.
2 phương pháp niềng răng trong suốt
* Niềng răng không mắc cài Invisalign: Để có thể điều trị bằng khay Invisalign thì bác sỹ sẽ lấy mẫu hàm cộng chụp phim ngoài mặt của bạn để giửi sang Mỹ trung tâm Invisalign của hãng Align Technogy Co. Invisalign sử dụng phần mềm Clincheck để phân tích và mô phỏng quá trình điều trị, từ đó hãng này sẽ sản xuất khay. Tại Mỹ, các kỹ thuật viên phối hợp với bác sĩ chỉnh nha tại Việt Nam để lập kế hoạch điều trị dựa trên mẫu hàm 3D trên máy tính, tất cả từ khâu bắt đầu điều trị đến lúc kết thúc quá trình. Mức giá hiện hãng Align Technogy Co đưa ra ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới. Vì thế nên giá thành cao hơn so với các loại niềng răng khác.
* Niềng răng không mắc cài Clear Aligner: Phương pháp này cũng tương tự như Invisalign.Tuy nhiên quy trình thực hiện được thực hiện thủ công, dựa phác họa trên mẫu hàm và do kỹ thuật viên thực hiện. Thế nên chi phí niềng răng trong suốt Clear Aligner thấp hơn so với Invisalign. Tuy vậy nhưng hiệu quả cả 2 phương pháp trên đều không thua kém gì nhau.
Hiệu quả của niềng răng trong suốt
Để hiểu hơn về phương pháp niềng răng trong suốt bạn vui lòng đến Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi để được Bác sĩ khám và tư vấn trực tiếp.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Chế độ ăn khi niềng răng

Niềng răng chỉnh nha là một trong những phương pháp chỉnh sửa răng miệng theo hướng thẩm mỹ, giúp cho răng của bạn luôn chắc khỏe và đẹp hơn khi bạn cười. Trong các nhân tố quyết định sự thành công của một ca niềng răng thì chế độ ăn cũng có ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy, chế độ ăn khi niềng răng luôn được các bác sĩ tư vấn rất kỹ trước và sau khi bệnh nhân thực hiện niềng răng.


Khi mang niềng răng một số hay hỏi niềng răng có đau không, những ngày đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể bị đau khi ăn uống. Khi mới bắt đầu niềng răng bao giờ bộ khí cụ cũng sẽ gây cảm giác vướng, cọ xát và khó chịu đối với má trong, nướu và lưỡi. Vì lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng và xương hàm nên cảm giác đau nhức là không thể tránh khỏi. Trong những ngày đầu tiên này, bạn nên tránh làm lệch niềng, đứt niềng và khiến cho cảm giác nhức trở nên tệ hơn. Vì thế bạn nên thực hiện việc ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.

Một tuần đầu sau khi niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi kỳ xiết răng, bạn nên chọn ăn các loại thực phẩm mềm như các món luộc, các loại sinh tố, nước ép rau củ quả và món chính là cháo, súp để không tạo thêm áp lực nhai cắn lên răng. Những loại thực phẩm này bạn nên sử dụng cho đến khi không còn thấy khó chịu và lạ lẫm với bộ khí cụ nữa.
Bạn không nên ăn những loại thực phẩm có độ cứng và giòn cần lực cắn và nhai mạnh. Tránh ăn những loại thức ăn dặm giòn, dẻo, dính và cứng như bắp rang, đậu phộng và kẹo cứng vì chúng là những thức ăn cần phải nhai nhiều có thể làm đứt niềng răng hoặc có thể làm bung mắc cài khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Cần tránh ăn đồ ngọt, chips và uống soda. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sinh ra axít và bợn răng, do đó có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Vì vậy, bạn nên tránh uống trà, nước ép trái cây và những đồ uống tối màu hoặc có màu sáng. Theo nguyên tắc chung, bạn cũng tránh luôn cả những loại kẹo có màu sắc rực rỡ và bất cứ thức ăn, thức uống mà bạn cho rằng có màu nhân tạo. Đặc biệt là kẹo cao su, caramels thì không nên ăn chúng khi bạn đang trong quá trình niềng răng. Ngoài các nguy cơ khác cho răng miệng, chúng có thể làm hư dây thép và nẹp bị bong ra hoặc làm cong niềng răng của bạn.

Cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Những khó khăn khi đeo khay niềng Invisalign

Niềng răng Invisalign có nhiều ưu điểm và tiện lợi hơn nhiều so với niềng răng mắc cài khi chỉnh nha. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là nieng rang invisalign sẽ không đem lại cho bạn những bất tiện trong quá trình niềng răng. Nếu bạn có ý định niềng răng không mắc cài thì cũng không vô ích khi bạn tìm hiểu những khó khăn khi đeo khay niềng Invisalign.



– Thời gian làm quen: Khay Invisalign dù không vướng víu như niềng răng mắc cài nhưng không có nghĩa không gây ra bất tiện nào cho người chỉnh nha. Khay niềng có độ dày nhất định nên khi mang trên răng sẽ khiến bạn cảm thấy hàm răng như dày thêm đôi chút. Vì thế cảm giác bất tiện và không được tự nhiên khi đeo khay vẫn là không thể tránh được. Ngoài ra, do tâm lý sợ bị khay rơi nên người mang khay trong thời gian đầu sẽ thấy lo lắng và không được thoải mái.

– Số lượng khay niềng nhiều: Khay niềng răng là khí cụ chỉnh nha ít linh động. Dù có độ đàn hồi tốt thì việc co kéo của nó vẫn rất hạn chế. Một khay niềng răng cũng chỉ có thể tạo ra lực kéo răng ở một mức độ nhất định và không thể vượt qua ngưỡng đó. Bởi vậy, khi niềng răng trong suốt, người chỉnh nha phải đeo nhiều khay niềng và theo thứ tự đánh số. Mỗi khay có một “hạn sử dụng” riêng đã được các chuyên gia chỉnh nha tại Ngân hàng Invisalign tính toán và phán đoán hướng di chuyển răng. Cho nên, đến một thời điểm nhất định, sẽ phải thay khay niềng tiếp theo để tiếp tục tăng lực kéo răng.

– Vấn đề phát âm: Khay niềng Invisalign được chế tạo bằng nhựa thành một khối liền nhau. Vì thế, người mang khay niềng có thể sẽ gặp phải vấn đề với phát âm. Do khay niềng cản trở luồng hơi đi ra nên bạn sẽ cảm thấy việc phát âm không chuẩn. Tuy nhiên, sau một thời gian đeo khay, sự bất tiện này sẽ được khắc phục khi bạn đã quen với việc đeo khay niềng.

– Vấn đề ăn nhai: Khay niềng sẽ khiến cho việc dồn lực trọng tâm vào những răng ăn nhai chính trở nên khó hơn. Hàm răng không còn linh động như khi không có khay niềng. Do đó, bạn sẽ thấy ăn nhai hơi khó khăn hơn bình thường. Nhưng chỉ cần bạn làm chủ được chiếc khay khi mang trên răng là có thể ăn nhai bình thường.

– Vệ sinh răng miệng: Nghe có vẻ hơi vô lý khi nói đeo khay Invisalign sẽ gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng bởi việc dễ tháo lắp rõ ràng là đã tạo điều kiện tuyệt đối cho việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, thực tế nếu bạn chưa làm quen được với việc tháo lắp khay niềng để vệ sinh răng miệng thì bạn vẫn phải mất khá nhiều thời gian cho một việc tưởng chừng như đơn giản này. Hơn nữa, làm không đúng sẽ khiến cho khay bị sai lệch so với răng.

Nếu không thể khắc phục được những vấn đề khó khăn trên và niềng răng invisalign có tốt không , bạn có thể liên hệ với bác sỹ điều trị để được tư vấn và hỗ trợ thêm.